Bánh mỳ Việt Nam một trong những món ăn nổi tiếng nhất gần đây được không ít báo trí nước ngoài ca ngợi bởi sự kết hợp khác nhau trong phần nhân bánh tạo nên những hương Vị độc nhất chỉ Việt Nam mới có.
Phở Việt Nam với sự kết hợp của nước dùng thơm ngọt được hầm từ các loại xương và sợi phở mềm mại tạo nên vị ngọt tự nhiên thanh nhẹ mà không ngấy cân bằng bởi một chút chua của chanh, một chút cay của ớt.
Từng được các chuyên gia hàng đầu thế giới ca ngợi và xuất hiện trong cách chương trình ẩm thực nổi tiếng trên thế giới masterchef, vị giòn của bánh hòa quyện với nhân tôm ngọt ngào, sự tươi xanh của giá đỗ cùng các loại rau thơm nước chấm chua ngọt giúp hương vị bánh cân bằng không ngấy tan ngay từ những miếng đầu tiên.
Nằm ở vị trí 28 trong bảng xếp hạng những món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, Phở mang hương vị quốc hồn quốc túy của cả một
dân tộc Việt Nam anh hùng. Trong quá trình du nhập từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài, chúng đã được cải biên nhiều lần cho phù hợp với khẩu vị của người dân địa bằng cách kết hợp thêm một số nguyên liệu mới nhưng hầu hết trong số chúng đều tuân theo một công thức cổ truyền ban đầu. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, thực khách sẽ được thưởng thức hương vị nguyên thủy, tinh tế của một trong những nơi khai sinh ra món ăn này theo đúng chất của người Thủ đô và chắc chắn món ăn ấy sẽ làm say lòng người đến và gây thương nhớ cho những du khách từng một lần đặt chân lên dải đất hình chữ S.
Những
nguyên liệu đơn giản làm nên hương vị khó quên.
“Phở” có cái tên được giữ nguyên bản trên bản đồ ẩm thực thế giới, là món ăn thu hút thực khách bốn
phương về với Việt Nam. Chỉ bằng nguyên liệu thân thuộc, đơn giản, những đôi bàn tay khéo léo đã biến tấu chúng một cách tài tình để tạo
nên hương vị thơm ngon mê hoặc lòng người đến vậy. Những hạt gạo trắng trong đem đi nghiền nhỏ
rồi ngâm mình trong dòng nước nóng hổi, dệt thành những sợi dài mềm mại là nguyên
liệu chính của món phở này.
Phở Việt Nam. Ảnh sưu tầm.
Nét tinh túy của món ăn nằm ở phần nước dùng ngọt ngào được tạo ra từ việc hầm
nhừ xương động vật như xương heo,
gà và bò… Những phần xương tươi được rửa sạch chặt khúc vừa phải, xào qua với gia vị cho ngấm rồi ninh trong nhiều giờ trên lửa nhỏ liu riu và được hớt bọt thường xuyên để giữ độ trong. Thời gian hầm xương phải từ 3 tiếng trở lên để phần tủy nằm sâu phía trong có thể tan ra tạo nên vị
ngọt tự nhiên không ngán cho nước dùng. Nước phở được nêm thêm chút muối, chút nước mắm … cho vừa miệng khi hoàn thành. Ngoài ra với từng loại phở người nấu sẽ bỏ thêm một số hương hiệu như hoa hồi hay quế… để tạo ra màu sắc và mùi đặc trưng cho mỗi loại nước dùng.
Phần nhân ăn cùng là các loại thịt được chế biến sẵn đặt bên cạnh nồi nước dùng. Chúng là những
miếng sườn non được hầm nhừ, lăn qua trong gia vị cho đậm đà, những tảng thịt gà luộc chín ráo nước, vài lát cá vàng ươm đã rán sẵn hay xuất thịt bò dát mỏng hoặc hấp chín …
Bát phở bò (Ảnh sưu tầm).
Những món rau đi kèm với phở là rau
cải, dọc mùng, măng chua, hành hoa được rửa sạch cắt khúc hoặc thái nhỏ sẵn sàng chỉ còn chờ để phục vụ khách hàng.
Thưởng
thức phở đúng chất người Việt
Bữa sáng với phở gà (Ảnh sưu tầm).
Khi đến một quán phở ở Việt Nam. Khách hàng được tùy ý gọi món phở theo khẩu vị rồi chờ đợi để thưởng thức thành quả. Để chế biến ra một tô phở rất nhanh chỉ mất chưa tới 5 phút đồng hồ kể từ khi bạn gọi món. Trước tiên, đầu bếp sẽ lấy phần bánh phở tươi hoặc bánh tráng khô trần với nước
sôi bằng một chiếc vá lớn, phở được vớt ra bát tô. Tiếp đó, phần nhân được thái và bày phía trên mặt bát phở. Riêng phần nhân sống sẽ được trần với nước dùng cho chín cùng các loại rau đi kèm. Bò có rau cải,
cá có thì là, sườn mọc có măng chua, dọc mùng…. Những cọng hành xanh mướt được
điểm xuyết phía trên bề mặt bát phở rồi từ từ dưới lên từng mui nước dùng nóng hổi và ngọt lịm. Vậy là
có thể thưởng thức được rồi! Tuy nhiên, để có
một bát phở chuẩn Việt, trọn vị qua từng thìa canh, bạn nên dùng thêm các gia vị đi kèm bằng cách vắt vào một lát
chanh tươi để tạo vị chua, một muỗng nhỏ ớt xào dầu để tăng vị cay, tạo màu đẹp mắt cho
món ăn, một chút măng cay ngâm giấm rồi ăn kèm với các loại rau thơm như xà lách, hoa chuối, ngò, húng…
Cảm nhận của thực khách khi ăn phở chính là
sự cân bằng giữa nguyên liệu và nước dùng. Sự mềm mại của sợi phở uốn lượn
như dải lụa tan đều trong miệng, nước dùng thanh thanh, ngọt ngào đủ
ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng hội tụ trong một món ăn.
Phở
Việt Nam vươn tầm lãnh thổ
Từ bữa sáng của người dân Việt, Phở được bán vào tất cả các thời điểm
trong ngày. Giống với Phở, bánh mì, nem cuốn… đã mang ẩm thực Việt và những đặc trưng tinh
tế nhất trong văn hóa ẩm thực Việt cổ truyền vươn ra tầm thế giới. Nhiều quán phở được xây dựng trên các quốc gia xa lạ bởi những người con xa quê và các thực khách bốn phương yêu thích ẩm thực. Tuy có
sự cải biên trong hương vị cũng như cách chế biến nhưng hầu hết chúng vẫn nhận được
sự ủng hộ của đông đảo thực khách bản địa, giúp người Việt xa xứ vơi bớt nỗi nhớ quê nhà đồng thời truyền bá tinh thần Việt, hương vị Việt, thu hút du khách bốn phương tới thăm Việt Nam với sự tò mò mong được thưởng thức hương vị nguyên thủy của món ăn này. Nhờ vậy, những quán Phở đã tạo ra thu nhập và công việc cho biết bao nhiêu người dân
Việt đang sinh sống và làm việc xa quê hương.
Quán phở (Ảnh sưu tầm).
Nếu ai có cơ hội ghé
qua thủ đô có thể thưởng thức tại các địa điểm dưới đây để cảm nhận trọn vẹn hương vị
Việt:
--Quán ở 49 Bát Đàn, quán
mở lúc sáng từ 6h30 – 8h30.
--Phở Thìn ở 13 phố Lò Đúc
5h – 9h tối. Nổi tiếng đã hơn 30 năm nay.
--Phở Lý Quốc Sư. Cũng là một thương
hiệu Phở ngon có tiếng ở Hà Nội. Hiện Phở 10 Lý Quốc Sư đã có 1 hệ thống khoảng
3 cơ sở tại
§Cơ sở 1: số 10 Lý Quốc Sư
§Cơ sở 2: 42 Hàng Vôi
§Cơ sở 3: N2A Hoàng Minh Giám
-Phở Sướng. Hiện nay, quán có 2 cơ sở:
§ Ngõ Trung Yên, phố Đinh Liệt (khu phố cổ), Nguyên Hồng.
Phở, bánh xèo, nem cuốn, bún chả… đã mang ẩm thực Việt Nam chuyển mình một cách ngoạn mục khi có tên trong hàng loạt các bài báo, bảng xếp hạng ẩm thực thế giới, nhận được sự công nhận và yêu thích của những đầu bếp hàng đầu thế giới như: Gordon Ramsay, Anthony Bourdain…hay chính cưu tống thống Mỹ ông Obama trong chuyến ghé thăm Việt Nam vừa qua.
Xuất hiện như một hiện tượng ẩm thực. Những món ăn trên đã kích thích sự tò mò của không ít khách du lịch, yêu thích ẩm thực trên thế giới ghé thăm mảnh đất nhỏ hình chữ S chỉ với mong muốn được thưởng thức hương vị nguyên thủy, đặc trưng từ chính nơi khởi nguồn ra những món ăn này. Càng khám phá, họ càng say mê và đắm chìm trong thế giới ẩm thực Việt. Những món ăn ngon không chỉ xuất hiện tại nhà hàng sang trọng, ánh nến lung linh mà nằm ngay nơi vỉa hè với vài ba chiếc ghế nhựa đơn giản nhưng vẫn khiến lòng người mãn nguyện.
Bánh mỳ món ăn mê hoặc khách nước ngoài
Bánh mỳ pate, trứng (Ảnh sưu tầm).
Bánh mỳ thịt nướng (Ảnh sưu tầm).
Việt Nam là quốc gia Phương Đông, các thế hệ lớn lên bằng bát cơm, hạt gạo cho tới khi cả thế kỷ dài bị thực dân Pháp đô hộ bánh mỳ mới theo họ mà du nhập vào nước ta. “Bánh mỳ”. Loại bánh có thể bắt gặp tại bất cứ đâu, bất cứ quốc gia nào trên thế giới bởi tính phổ biến của nó. Bằng sự sáng tạo khéo léo từ những nguyên liệu phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, người dân Việt Nam đã biến tấu món bánh mỳ tẻ nhạt, khô khốc thành món ăn được cả thế giới đón nhận và sẵn sàng giữ nguyên tên gọi trong từ điển ẩm thực thế giới một cách để tôn vinh như “Tet, Ao dai, Banh trung…”
Với nhiều kiểu dáng dài ngắn phồng dẹt khác nhau, vẫn là thứ bột mỳ được nhào nặn kĩ càng rồi nướng vàng trong lò. Nhưng bí mật giúp người Việt khoác cho bánh mỳ một diện mạo mới nằm ở lớp nhân bên trong. Chúng là những cọng rau xanh mướt, các loại thịt nguội là những lớp sốt sóng sánh, óng ả, béo ngậy được tưới lên phần nhân.
Loại rau được cho vào trong bánh rất đa dạng thường là vài lát dưa chuột tươi mát, sợi đu đủ hoặc xu hào, bắp cải tím thái sợi được trộn chua chua ngọt ngọt kèm chút cay cay, the the nhẹ nhàng của ớt, điểm tổ thêm những cọng rau mùi xanh mướt.
Phần nhân bánh mỳ (Ảnh sưu tầm).
Phần đồ mặn gồm nhiều loại thịt có thể là những phần thịt nguội được chế biến sẵn như ruốc sấy, bò khô, những lát chả, lát giò, xúc xích, lạp sườn... hay đơn giản chỉ là quả trứng chiên vàng, một phần thịt lợn xá xíu… được nướng ngay tại chỗ để thực khách thỏa sức lựa chọn.
Phần sốt béo ngậy được rưới lên món ăn cũng rất phong phú như pate gan heo, tương cà, sốt mayonnaise kết hợp cùng tương ớt hay đặc biệt hơn chủ hàng sẽ tự tạo ra loại sốt để làm nên đặc trưng riêng cho món bánh mỳ của mình.
Khi cắn miếng bánh đầu tiên, cảm nhận chung của thực khách là lớp vỏ giòn rộm, tiếp đó là sự hòa quyện của lớp rau xanh tươi mát, ngọt ngào, vị chua ngọt của chanh đường cùng hương thơm từ thịt. Ăn bánh mỳ cũng giống như ăn sandwich các nguyên liệu phải được ăn cùng lúc. Món ăn Việt đặc trưng bởi tính cân bằng gia vị này kiềm chế gia vị khác theo thuyết âm dương ngũ hành. Ẩm thực Việt không chỉ dinh dưỡng mà còn là bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể. Vì vậy người dùng có thể dựa vào khẩu vị của mình mà chọn ra loại hương vị yêu thích. Với những vị khách nước ngoài, mẹo nhỏ dành cho bạn chính là: Hãy nhờ người bán tư vấn để có cho mình chiếc bánh ngon lành nhất nhé!
Tiềm năng của bánh mỳ Việt Nam
Người dân Việt Nam những thế hệ gần đây đã quen với những ổ bánh mỳ cho bữa sáng, chúng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng năng lượng cho họ sau một giấc ngủ dài. Thứ quà bình dân, thân thuộc mua được ở vỉa hè của người Việt không ngờ lại đặc biệt và kỳ diệu đến vậy trong mắt người nước ngoài. Bánh mỳ trở thành hiện tượng ẩm thực. Chỉ với những cửa hàng, những xe đẩy nho nhỏ, chúng trở thành nguồn kinh tế nuôi sống nhiều gia đình. Nhiều nhà hàng sang trọng, sầm uất người qua lại mọc lên tại nước ngoài cũng chỉ để thưởng thức hương vị ấy, báo chí trong nước đến những tạp chí hàng đầu thế giới như BB, CNN… cũng đồng loạt ca ngợi món ăn bình dân của người Việt.
Qua câu chuyện về ổ bánh mì, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về dải đất hình chữ S về những sản vật của địa phương mình, học được cách trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống thường ngày, tìm ra những viên ngọc và mài sáng chúng.
Những
cánh cúc mỏng manh đậm sắc, dậy hương, chen chúc nhau trên đài nhụy xanh mướt,
từng cánh, từng cánh xếp đan xen nhau thành từng vòng tròn sắc màu, nổi bật lên
những chiếc lá xanh mềm mại.
"Em
có nghe hương về trong gió thoảng
Những
khoảng không giăng phủ bởi sắc màu
Từng
đoàn xe lườm lượp nối đuôi nhau
Mang
cả trời thu vào trong tầm mắt nhỏ
Cánh
cúc chen nhau cùng đưa mình trong gió
Mơ
ước mình được uốn lượn bay theo."
Mùa nào thức đó, xuân có đào, hạ có sen, đông có mai
còn năm nào cúc cũng chờ tới mùa thu để bung mình tỏa sắc, Những cánh cúc mỏng
manh đậm sắc, dậy hương, chen chúc nhau trên đài nhụy xanh mướt, từng cánh, từng
cánh xếp đan xen nhau thành từng vòng tròn sắc màu, nổi bật lên những chiếc lá
xanh mềm mại. Cúc có rất nhiều loài , mỗi loài lại có màu sắc và ý nghĩa riêng dưới đây là một số loại cúc
tiêu biểu thường gặp xuyên suốt mùa thu Việt Nam.
11.Cúc
Vàng : Thể hiện lòng kính mến, biết ơn, sự hân hoan.
Cúc vàng dưới nắng. Ảnh sưu tầm.
Cúc vàng có lẽ là loài
hoa phổ biến nhất trong họ cúc. Hoa được bán quanh năm, Đặc biệt được thu hoạch
rất nhiều vào những ngày đầu tháng, ngày rằm và những dịp lễ tết cổ truyền.
Loài hoa được gắn với ý nghĩa rất đặc biệt giúp con cháu thể hiện lòng kính mến,
tưởng nhớ và tri ân đối với ông bà tổ tiên những người đã khuất nên thường được
mua về để thắp hương và cắm ở những nơi sang trọng và linh thiêng như bàn thờ
hay đền miếu…
Đóa hoa cúc nở rộ. Ảnh sưu tầm
Màu vàng mang lại cho lòng người sự náo nức, bồi hồi di vào
những vẫn thơ và những bài hát. Cảm xúc có thể là thứ nước mắt của sự chia xa,
tiếc nuối những ngày tàn, những giai thoại đi qua trong đời người đều tồn tại
màu vàng hoa cúc, xuyên suốt năm này qua
năm khác. Sắc vàng ấy gieo nỗi buồn vương vấn vào lòng những con tim trắc ẩn, nhạy
cảm và hoài cổ.
12.Cúc họa mi: Tượng trưng cho sự trong trắng, thanh cao, sự chân thành.
Bó cúc họa mi nở rộ. Ảnh sưu tầm.
Là loài hoa yêu thích của những thiếu nữ mỗi độ trời se lạnh. Cúc họa mi sẽ không trở thành hiện tượng nếu không xuất
hiện đúng thời điểm đón những cơn gió lạnh đầu mùa. Từng hàng, từng
hàng xe đạp chở những sạp hoa trắng đung đưa luôn là tâm điểm nổi bật cả tuyến
đường dài trong lòng Hà Nội giữa cái lạnh chớm đông.
Xe hoa cúc họa mi trên phố.Ảnh sưu tầm.
Cũng bởi
loài hoa này chỉ nở duy nhất trong thời gian ngắn khoảng 2- 3 tuần tháng 10 nên
những thiếu nữ rất yêu thích sự thanh khiết, mỏng manh của nó. Tranh thủ dịp này họ thường mang bộ áo dài
truyền thống, những bộ váy áo đẹp nhất ra diện để chụp lại khoảnh khắc ngắn ngủi
khoe sắc cùng hoa.
Thiếu nữ bên hoa cúc.Ảnh sưu tầm.
Sự e ấp, dịu
dàng của các cô gái kết hợp với sự tinh khôi của cúc họa mi tạo nên vẻ đẹp hút
hồn những người yêu hoa là niềm cảm hứng của rất nhiều những bộ ảnh đẹp. Ai
cũng muốn được ôm trọn loài hoa ấy trong tay nhẹ nhàng
từng chút một để không làm nát những cánh trắng mong manh.
23.Thạch thảo: sự lẻ loi, cô đơn, chia ly
Những bó thạch thảo tím.Ảnh sưu tầm.
Cũng là một loài hoa thuộc về cuối mùa thu. Thạch
thảo có nhiều màu sắc trong đó màu trắng và màu tím được trồng nhiều nhất. Thạch
thảo chỉ là những chùm hoa nhỏ bé để điểm xuyết cho những loài hoa khác thêm rực
rỡ. Những cánh hoa với sức sống mãnh liệt như cỏ dại vươn lên mãnh liệt giữa cảnh
vật đang vàng úa theo tiết thu. Thạch thảo như cô gái nữ tính, duyên dáng nhưng
không còn ngây thơ như thiếu nữ cúc họa mi. Sắc tím gợi nét đượm buồn, một lòng một dạ ngóng chờ tình yêu
dù biết là ảo vọng. Những cô gái trưởng
thành và nhạy cảm sẽ cảm nhận được nét tinh tế khi chọn mua thạch thảo về cắm.
Hoa như thay những cô gái thì thầm lời tình yêu chân thành: “ Em sẽ chờ đợi và
chấp nhận nỗi cô đơn này”. Loài hoa nhỏ bé nhưng lời nó nhắn nhủ thì mạnh mẽ và
quyết đoán.
34.Cúc vạn thọ: Sự tôn vinh, trường tồn.
Chùm hoa vạn thọ nở rộ.Ảnh sưu tầm.
Giống như cái tên của chính nó, cúc vạn thọ là
loài hoa mang ý nghĩa cho sự trường tồn. loài hoa này thường không thu hoạch
theo cách cắt gốc cắm bình mà được trồng cả gốc trong chậu hoặc bệ cây cảnh
hay tại vườn. Hoa được trồng ở những nơi
linh thiêng như lăng mộ, miếu với hy vọng những người đã khuất có thể mãi trường
tồn, hạnh phúc và cái chết chỉ là cách họ
luân chuyển giữa các thế giới.
Vườn vạn thọ dưới nắng, Ảnh sưu tầm.
Hoa thường có màu sặc sỡ như đỏ rực, vàng hoặc
cam. Giúp hoa khoe sắc giữa những nơi
nhiều nắng vàng chiếu tới. vạn thọ có thể
được điều chế thành nhiều loại trà và thuốc chữa bệnh. Và có khả năng cải tạo đất
trồng, giúp loại bỏ độc tố cho đất là loài cây không chỉ mang ý nghĩa tâm linh
mà còn nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn.
5. Kết
Mỗi loài hoa một hương một
sắc nhưng gắn với một lớp ý nghĩa
riêng. Giúp làm đẹp cho
đời cũng như thay những lời muốn nói và
thể hiện tấm lòng của người tặng bằng những cách tinh tế nhất.
“Một sớm mai khi ta thức dậy, thấy gió nhẹ nhàng lướt qua những khóm cây, mảnh lá vàng rơi ngang qua khung cửa sổ. Cảnh sắc ngoài kia làn thu đã nhuốm đầy."
Mùa thu luôn là mùa được ưu ái nhất trong năm. Cái nóng rực lửa của những ngày tháng 6 đã nhạt đi vài phần, nắng chẳng còn chói chang mà nhẹ nhàng như đang sưởi ấm cho người đi đường. Cái lạnh cũng không hẳn căm căm như những ngày mùa đông buốt giá sắp tới. Nó là khúc nhạc đệm giao mùa không ồn ã nhưng từng chút theo thời gian len lỏi, nó khiến ta ngỡ ngàng khi thời tiết thay đổi mà mình chẳng nhận ra. Chỉ bằng những đặc sản dưới đây khi bắt gặp và được thưởng thức ta không nhìn được thu nhưng có thể cảm được tiết thu đã đến tự bao giờ. Đó là một trong số ít những thức quà do thiên nhiên và văn hóa người Việt tạo ra để nhắc nhớ bạn bè gần xa đã và đang trải qua nơi chốn phồn hoa đô thị này.
1. Cốm làng Vòng
Mùa thu được đánh thức bởi tiếng rao của những hàng cốm mới. Bằng bàn tay khéo léo, công thức lưu truyền lâu đời , người làng Vòng đã tạo ra thức quà kì diệu ấy, vị dẻo thơm thanh thanh, ngọt ngào từ sữa gạo non, hương sen thoang thoảng bao bọc lấy từng hạt gạo . Kéo sợi rơm nếp bó cốm ra cả hương sắc bừng lên làm đắm say lòng người.
Từ cốm, Các món ăn cũng được biến tấu kết hợp với những nguyên liệu khác nhau. Nhiều thức quà mới lạ được tạo ra làm phong phú thêm ẩm thực mùa thu Hà Nội như: Chả cốm, xôi cốm, bánh cốm, chè cốm…
“ Ta thấy hương cốm về trong từng lá sen non
Vị cốm thơm ấp ủ suốt năm tròn
Chỉ thu về ta từ từ cảm nhận
Hương sắc thanh tao, in đậm mãi không mòn.”
2. Hoa sữa
Một trong những “ đặc trưng” của mùa thu đó là hình ảnh của những chùm hoa sữa trắng tinh, tỏa hương dọc các tuyến phố lớn Hà Nội.
Hoa sữa là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ sáng tác những bài hát về Hà Nội dệt những giai điệu đi vào lòng người: Hà Nội Mùa Thu, Mối tình đầu, Hoa sữa, Nồng nàn Hà Nội…
Thứ hương thơm lúc thì thoang thoảng nhẹ nhàng như cốc sữa nóng tỏa hương vào buổi sáng, khi thì ngào ngạt vào thời điểm giữa mùa. Chúng đua nhau nở rộ, từng chùm hoa trắng trĩu cành tỏa hương lan ra khắp các ngóc ngách nơi phố thị. Không chỉ người dân nơi đây mà ngay cả những du khách có dịp ghé qua Hà Nội ngày thu sẽ nhớ mãi không quên mùi hương ấy.
Buổi tối, đi bộ trên con đường hoa sữa nổi tiếng như: Nguyễn Du, Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Tri Phương, Quán Thánh, Trần Đại Nghĩa, Lê Đức Thọ,… để thấy Hà Nội đẹp đến lao lòng.
3. Ổi Đông Dư
Hàng rong là một nét đặc trưng trong sinh hoạt của người Hà Nội, sẽ không xa lạ khi ta bắt gặp những xe đẩy, những gánh quả rong tấp nập trên phố. Mùa nào thức đó, những xe ổi Đông Dư xanh óng, thơm thoảng trên phố khiến bất cứ ai ngang qua cũng phải hít hà.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Được nuôi dưỡng bởi phù sa do sông Hồng quanh năm bồi đắp, ổi Đông Dư có vị ngon hơn hẳn so với ổi các vùng khác. Quả ổi không to, cầm vừa tay, vỏ ngoài xanh, căng bóng giòn và ngọt. Khi chín ổi thơm nức, mềm và ngọt lịm kích thích vị giác của thực khách bốn phương.
Ngày nay, ổi Đông Dư được nhân giống có quanh năm nhưng không thể sánh được với những trái ổi được chín đúng mùa.
4. Bánh trung thu
Những tiệm bánh trung thu cổ truyền đông nghịt khách mỗi đợt thu về. những dòng người tấp lập chen chúc nhau xếp hàng mua bánh tại các cửa hàng bánh truyền thống đã thành lệ của người thủ đô. Ngày nay, Bánh không chỉ là món ăn mà còn là đặc sản để biếu tặng nhau với hương vị và mẫu mã cũng ngày càng phong phú và sang trọng.
Thêm chú thích
Sự mọc lên của những sạp hàng bán bánh như Kinh Đô, Hữu Nghi…giúp người dân dễ dàng mua được bánh hơn so với trước đây. Tuy vậy. Từ bao đời nay, Những tiệm bánh cổ truyền nổi tiếng vẫn sản xuất bánh trung thu theo kiểu truyền thống, giữ nguyên hương vị bánh nướng, bánh dẻo ngày xưa vẫn không lúc nào ngưng đắt khách. Bánh nướng, bánh dẻo có nhân thập cẩm: hạt sen, lạp xườn… cùng với lá chanh thái nhỏ đem đến hương vị không thể thiếu dành cho Tết Trung thu cổ truyền của mọi nhà.
5. Chả rươi
Mùa rươi tươi thường rất ngắn vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch. Thức ngon giới hạn này chỉ có trong mùa thu và vẻn vẹn trong một tháng trời. Rươi được đánh bắt theo mùa nên rất quý.
Chả rươi với vị ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà quyện cùng vị thanh thanh của vỏ quýt, hương thơm của lá gừng, lá lốt khiến ai ăn cũng phải thèm thuồng. Những người sành ăn sẽ không quên thời điểm để thưởng thức và giới thiệu cho bạn về gần xa và những du khách có cơ hội ghé thăm Hà Nội vào mùa thu.
6. Kết
Những món ăn trên đã nhắc nhớ ta mỗi mùa thu tới, những kỷ niệm không thể quên với mỗi người khi đã từng đặt chân tới mảnh đất Hà thành. Nơi địa linh nhân kiệt, Miền đất không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, tri thức hàng đầu của cả nước mà còn là nơi hội tụ của những mảnh ghép văn hóa, bản sắc văn hóa của các vùng miền.
Nơi bạn tìm được các hàng hóa cần thiết với các chương trình ưu đãi đang được áp dụng trong tất cả các linh vực từ hàng gia dụng, mỹ phẩm, thời trang đến các thiết bị điện tử, sách, khóa học trực tuyến được hưởng các chương trình khuyến mại ưu đãi tốt nhất